Hẳn bạn không lạ gì chuyện cổ Mỵ Châu – An Dương Vương. Mỵ Châu vô tình hay cố ý, nhưng đến cùng vẫn là “giặc ở sau lưng”. Trong cuộc sống cũng nhiều chuyện tưởng hạnh phúc kề bên mà đến phút cuối ta mới biết được bản chất. Như khi bạn dùng kem chống nắng, dùng hẳn 0.8-1.2 ml, chấp nhận mặt trắng xóa đi làm, cả văn phòng chỉ trỏ với mong ước dăm ba năm nữa sẽ trẻ trung nhất công ty. Cho đến một ngày bạn nhận ra bản than đang bị lừa phỉnh vì thứ kem chống nắng không đủ chất lượng.

Nổi bật hôm nay là web incidecoder đưa tin kem chống nắng Purito của Hàn Quốc không đủ độ chống nắng như hang in trên bao bì. Cụ thể hãng Purito tuyên bố kem chống nắng của họ có SPF 50+++ – tương đương SPF 85 nhưng khi team incidecoder gửi 4 mẫu purito đi test tại cácphòng thí nghiệm của Đức thì sau 3 bài test, spf thật chỉ nằm trong khoảng 15,8-21. Điều này đồng nghĩ chúng chỉ xấp xỉ ¼ mức chống nắng hãng đưa ra.

Purito hiện đang im lặng và chưa có phát ngôn nào về việc này. Hy vọng hang sẽ sớm đưa ra được lời giải thích hợp lý để không làm mất lòng tin người tiêu dùng vì dù không mặn mà việc dùng sản phẩm của Hàn (cảm giác không tin tưởng vào nghiên cứu và chất lượng) Purito là một trong số ít hãng mình thích triết lý phát triển.

Purito không phải trường hợp đầu tiên, và chắc chắn không phải trường hợp cuối cùng. Trước đây mình đã từng nêu vấn đề khi quan sát thấy nhiều bạn dùng kem chống nắng Nhật có cồn làm da bị sạm (cả bản thân mình) thì nay lại có giả thiết  có thể ngoài việc có cồn, da đang treatment tưng bừng thì các kem chống nắng đó độ bảo vệ chưa đủ như em Purito này chăng? Xin nhắn nhủ với các bạn đây là quan điểm và suy đoán chứ không kết tội brand nào cả vì mình không đem sản phẩm đi test thì không có data để kết luận chính thức.

Ngoài ra, tìm đọc thêm một số thông tin về việc SPF khác với nhãn, mình tìm thấy rất nhiều tài liệu đề cập đến các kem chống nắng của Mỹ cũng lâm vào tình trạng tương tự. Có thể chia làm 2 phần như sau

  1. Độ bảo vệ toàn diện (UVB, UVA): KCN Mỹ thấp hơn EU rất nhiều – điều này không cần bàn cãi vì các chất lọc UVs mới đều được chấp thuận tại EU chứ không phải Mỹ. Tuy nhiên từ tháng 2/2020 – các kiến nghị về tang cường chất lọc UVs mới với độ bảo vệ cao đang tạo sức ép lên FDA. Tuy mất thời gian nhưng hy vọng trong một vài năm tới chúng ta sẽ thấy sự thay đổi
  2. Độ bảo vệ được ghi trên nhãn: US rất kém: Cái này bạn chỉ cần google và dành cỡ 3 phút sẽ đọc được rất nhiều bài cảnh báo diện rộng về việc gần một nửa số kem chống nắng mang đi test có SPF thấp hơn trên vỏ rất nhiều, chưa kể chúng còn không board spectrum (bảo vệ UVA ở 1/3 so với ghi trên nhãn)

 Vậy làm sao chọn được kem chống nắng ít “Mỵ Châu” nhất?

  1. Ưu tiên chọn kem chống nắng Châu Âu hơn Châu Mỹ. Châu Á thì tùy bạn chọn theo thành phần nhưng với case của Purito mình cũng hơi rén tay
  2. Ưu tiên kem chống nắng có SPF 30+, 50+ và càng cao càng tốt vì lọt sàng xuống nia, cao như vậy nếu lỡ formulate không tốt còn sót được bao nhiêu thì sót. Như Purito claim hẳn spf 50+ xong còn 19-20 chứ chọn con SPF 20 xong không biết rụng còn bao nhiêu.
  3. Ưu tiên Hóa học (inorganic) nồng độ cao hơn vật lý (organic). Các bạn có thể nhìn bảng sau là một nghiên cứu năm 2016 để tham khảo. Kem chống nắng hóa học có độ bảo vệ thường cao hơn vật lý rất nhiều. Và để tránh bị như Purito (toàn hóa học), kem chống nắng hóa học xịn sẽ có nhiều chất chống UVB và UVA chứ không phải chỉ 2 như Purito. Nhưng nhớ nhiều thì cực, thôi bạn có thể nhớ tên tạm 3 chú bé  chuyên chống UVA  xịn: gồm Avobenzone, Tinosorb S (Aqua),  Uvinul A Plus.  Các bé khác cũng quan trọng nhưng để bài khác update nhen.
  4. Brand, brand và brand: Brand càng xịn sò, đồ càng mắc thì càng dễ tin tưởng hơn vì tiền bổ ra làm ngâm cứu, testing dĩ nhiên là nhiều hơn, kỹ lưỡng hơn các bạn công ty mới còn hạn chế về chi phí và mấy độ chống nắng thì trừ khi hãng in lên thôi chứ thường dân như mình đoán cũng được 50-70% là hết sức chứ máy đâu mà test.

Chúc bạn tìm được kem chống nắng xịn nha

Cá Vàng!

Leave a comment

Trending